Mỗi khi bạn cần tìm “một khoảng trời bình yên, một lối riêng không chật” để giải tỏa tâm hồn, để bản thân trở nên thoải mái sau những ngày dài mệt mỏi hãy đến với SaPa, đến với Tả Phìn. Đặc biệt trong số đó chính là Vườn đá Tả Phìn – nơi bình yên trong từng khoảng trời. Chào đón bạn sẽ là con đường đá nhẵn nhụi, với đủ thứ hoa dọc lối đi đang đua nhau khoe sắc, hương thơm thoang thoảng sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi đặt chân đến nơi đây.
Dừng chân tại đây ta như được sống chậm lại, thảnh thơi mà tận hưởng, ngắm nhìn cuộc sống. Đôi lúc bạn sẽ bắt gặp những khung cảnh thật giản dị, mộc mạc như chốn làng quê buổi sớm hay lúc chiều tà khiến cho bản thân như được thư giãn sau bao ngày dài mệt mỏi với bộn bề lo toan. Cảm giác thật gần gũi và thân thuộc. Người ta nói quả có sai “Sapa cứ vài phút lại đổi cảnh một lần” và nơi đây cũng vậy, bạn sẽ thoải mái mà chiêm ngưỡng, mà bắt trọn từng khoảnh khắc của thiên nhiên.
Bạn sẽ như được hòa mình vào cuộc sống nơi đây, tận hưởng những gì trong lành và thanh mát nhất mà thiên nhiên ban tặng. Đắm mình vào từng tia nắng ấm áp hay tận hưởng vẻ ngọt ngào của cái lạnh đầu đông. Tất cả sẽ làm cho bạn nhớ mãi và hài lòng khi đặt chân đến nơi đây.
Nếu có dịp ghé đến bản Tả Phìn thì chắc chắn bạn nên tìm đến những cửa hàng thổ cẩm hai bên đường để chiêm ngưỡng vô vàn các sản phẩm thủ công được làm hoàn toàn bằng tay với những họa tiết vô cùng độc đáo, đậm dấu ấn bản làng Lào Cai để làm quà hoặc kỉ niệm nhé.
Tắm lá thuốc người Dao
Người Dao nơi đây với cuộc sống đã gắn liền với rừng núi bao thế hệ, vì vậy họ có thể hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn các loại lá thuốc để mang đến cho bạn những phút giây thư giãn bằng nước thuốc.
Với kinh nghiệm và đời sống hằng ngày gắn liền với vùng rừng núi, tắm thuốc lá sẽ giúp cơ thể bạn khỏe khoắn và thư giãn hơn.
Thăm vườn trồng dâu
Thời gian mở cửa: 8:00 – 11:30 và 13:30 – 16:30.
Giá: 100.000 VNĐ/ người/ giờ.
Không giống như dâu tại Đà Lạt, dâu tại bản Tả Phìn có hương vị vô cùng độc đáo, mang vị ngọt đậm đà, vừa tươi vừa lạnh, cực sảng khoái khi thưởng thức.
Bản Tả Phìn chính là một địa điểm mà bạn nhất định phải tự đến và trải nghiệm thì mới cảm nhận được hết vẻ đẹp, sự thân thiện của người dân nơi đây. Người dân tộc Dao tại bản vô cùng thân thiện và đáng yêu, rất mến khách, sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn. Hãy lên kế hoạch và khám phá ngay bản Tả Phìn đầy hoang sơ này trước khi được nhiều người biết đến hơn nhé.
Bản Tả Phìn nổi tiếng nhờ vẻ đẹp hoang sơ và đầy mộc mạc. Khi đến đây, bạn sẽ choáng ngợp với vẻ đẹp từ những thửa ruộng bậc thang đầy hùng vĩ và những ngôi nhà sàn đơn sơ nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. Hôm nay, cùn Stone Garden SaPa ghé đến bản làng Tả Phìn đầy cổ kính, mang vẻ đẹp hoang dại đầy bí ẩn và chưa được nhiều người khám phá này nhé.
Bản Tả Phìn nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 13km chạy về hướng Đông Bắc. Tương tự như nhiều tuyến đường khác tại Lào Cai, đường đến bản Tả Phìn khá khúc khuỷu và khó đi nếu bạn không quen. Đó cũng chính là một trong những lý do tuy bản Tả Phìn sở hữu vẻ đẹp đầy ấn tượng của miền núi rừng hoang vu nhưng được rất ít du khách biết đến.
Bản có vị trí khá cao so với mực nước biển nên khi đến đây, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi se lạnh đấy, một cái lạnh tê tái từ những cơn gió đặc trưng của vùng cao. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đồ và áo khoác mang theo để giữ ấm nhé.
Bản làng Tả Phìn là nơi sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Dao và dân tộc H’Mông, tuy nhiên, tỉ lệ người Dao vẫn chiếm đa số hơn. Vì vậy, nên khi đến bản Tả Phìn bạn sẽ cảm nhận được một không gian sống đậm chất dân tộc với những ngôi nhà sàn đơn sơ, những bộ trang phục được may thủ công đầy màu sắc rực rỡ và vô vàng món ăn dân giã, đậm hương vị rừng núi.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Bản Tả Phìn
Để đến bản Tả Phìn, bạn cần phải vượt qua một cung đường khá gian nan, hiểm trở và đầy nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn phương tiện phù hợp với khả năng để có một chuyến đi an toàn và trải nghiệm được nhiều thứ nhé.
2.1 Xe máy
Bạn có thể thuê xe máy để di chuyển từ thị trấn Sapa đến bản Tả Phìn, với cung đường dài khoảng 13km. Bạn có thể mất khoảng 30 phút đến 45 phút cho cùng đường này nhé.
Tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo được sự gan dạ và tay lái vững vàng để vượt qua những khúc cua thần thành trên đường đi nhé. Nhưng bù lại, nếu bạn vượt qua được những sợ hãi của bản thân thì bạn có thể trải nghiệm ngắm 2 bên đường đi một cách chân thực và sống động nhất.
2.2 Đi xe ô tô
Ngoài đi bằng xe máy, bạn cũng có thể lựa chọn đi theo tour hoặc đi bằng xe ô tô, xuất phát từ Sapa để đảm bảo an toàn nhé.
Khám phá Bản Tả Phìn – Điểm đến thú vị tiếp theo sẽ là Tu Viện Cổ Tả Phìn.
Tu viện cổ này được xây dựng vào năm 1942, do 12 nữ tu sĩ thuộc dòng tu khổ hàn của đạo Kito, tuy nhiên, khi tu viện vẫn còn đang xây dang dở thì tình hình chính trị nơi đây xảy ra bất ổn nên 12 nữ tu này trở về Hà Nội và bỏ lại tu viện còn đang dang dở.
Đến ngày nay, tu viện trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ghé đến và khám phá vẻ đẹp bán cổ điển đầy độc đáo. Tuy tu viện đã không còn được mới và nguyên vẹn như ngày xưa nhưng những bức tường xám bám đầy rêu phong lại tạo sức hút không tưởng với khách du lịch tìm đến và check in tòa kiến trúc cổ này.
Hang động Tả Phìn
Hang động nằm hơi xa trung tâm của bản Tả Phìn, khoảng 3km đi bộ, tuy khi di chuyển sẽ hơi xa nhưng quan cảnh hai bên lại cực kì đẹp nên bạn không cần ngại vấn đề này nhé.
Hang động Tả Phìn nằm dưới một chân núi, được người dân nơi đây truyền tai nhau là nơi ở của những tổ tiên đầu tiên của dân tộc Dao nên đối với họ đây là một nơi vô cùng linh thiêng, mang âm hưởng thần thánh và cực tôn thờ.
Trong hang động, khắp nơi là nhũ đá được hình thành từ quá trình nhiễu nước qua hàng ngàn năm được cô đọng và tạo thành với nhiều hình thù và kích thước khác nhau.
Để trải nghiệm tham quan hang động Tả Phìn được an toàn và thú vị thì bạn có thể thuê một người dân tộc Dao gần đó để họ rọi đèn, dẫn đường đi và kể chuyện cho bạn nghe nhiều câu chuyện thú vị về bản Tả Phìn.
Nhà cộng đồng Tả Phìn
Tòa nhà mang màu sắc đầy nổi bật giữa chốn núi rừng, thiết kế được lấy cảm hứng từ chiếc khăn của dân tộc Dao mang đậm màu sắc dân tộc. Đây là nơi để người dân trong bản đến giao lưu với nhau hoặc dùng để đón tiếp những du khách từ xa đến dừng chân.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 548/QĐ-UBND công nhận điểm du lịch Vườn đá Tả Phìn, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Theo đó, UBND tỉnh giao các cơ quan liên quan và Hợp tác xã Tả Phìn Xanh có trách nhiệm quản lý và tổ chức kinh doanh, phục vụ khách tại điểm du lịch Vườn đá Tả Phìn theo quy định của pháp luật.
Cổng vào Vườn đá Tả Phìn.
Vườn đá Tả Phìn là sản phẩm du lịch dịch vụ của Hợp tác xã Tả Phìn Xanh. Khu sinh thái Vườn đá Tả Phìn có diện tích trên 12.000m2 được thiết kế, quy hoạch thành những chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch khép kín và chuyên nghiệp.
Toàn bộ hệ thống nhà nghỉ homestay của Khu sinh thái Vườn đá Tả Phìn được xây dựng và đầu tư nội thất bài bản, khoa học; có quầy bar, nơi chế biến thức ăn và khu nhà hàng ẩm thực, khu trưng bày các vật dụng sinh hoạt của các tộc người bản địa, khu dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ…
Khách du lịch tham quan Vườn đá Tả Phìn.
Được biết, sản phẩm dịch vụ du lịch tại Vườn đá Tả Phìn đã được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm điểm 4 sao. Với thang điểm xếp hạng này, lần đầu tiên tỉnh Lào Cai có sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đạt chứng nhận OCOP.
Đến với Vườn đá Tả Phìn (Stone Garden) chúng ta sẽ được nghỉ dưỡng trong những căn homestay hiện đại với đầy đủ tiện nghi nhưng cũng không kém phần sang trọng. Ta sẽ men theo những con đường đá để đến với homestay của mình, các homestay được thiết kế biệt lập tạo nên một không gian rất riêng tư, thoải mái và đều được ốp đá cả trong và ngoài giúp tạo nên một không gian thoáng mát, dễ chịu. Những căn homestay này rất thích hợp cho các cặp đôi, các gia đình đi du lịch nghỉ dưỡng hay hâm nóng tình cảm.
Nếu như bạn là khách đi theo đoàn không muốn ở tại các căn homestay thì Vườn đá Tả Phìn (Stone Garden) cũng có “ngôi nhà chung” dành cho bạn. Mỗi căn như vậy sẽ có trung bình là 4 phòng được thiết kế theo kiểu nhà sàn – kiểu kiến trúc đắc trưng của các dân tộc thiểu số Tây Bắc tạo cho bạn một cảm giác gần gũi, như được hòa chung với cuộc sống của con người nơi đây.
Tất cả những căn hộ ở đây được đều thiết kế theo không gian mở giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, khiến căn phòng như trở nên rộng rãi hơn mang lại cho ta cảm giác thoải mái, dễ chịu. Các căn phòng đều có view ôm trọn quang cảnh nơi đây với một không gian sống xanh vô cùng trong lành. Chắc chắn đây sẽ là nơi nghỉ dưỡng mà bạn không thể nào quên.
Nội thất trong các căn nghỉ dưỡng cũng được trang bị vô cùng đầy đủ với thiết kế hiện đại, tiện nghi. Đặc biệt không thể thiếu đó là việc decor các căn phòng bằng họa tiết thổ cẩm, mang lại cho bạn một cảm giác gần gũi bởi đây chính là họa tiết nổi bật trên trang phục, những đồ dùng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tất cả đều hướng tới cho khách hàng sự thoải mái và gần gũi nhất với cuộc sống con người nơi đây.
Vườn đá Tả Phìn SaPa (Stone Garden SaPa) – một khu nghỉ dưỡng nằm dưới chân những ngọn đồi xinh đẹp, nơi lưu trú tuyệt vời cho những người yêu thiên nhiên và cuộc sống xanh. Cách thị trấn SaPa khoảng 10km về hướng Bắc – một nơi vô cùng bình yên và trong lành sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho du khách phương xa muốn tìm chốn dừng chân, du lịch nghỉ dưỡng tạm lánh nơi phố thị ồn ào.
Vườn đá Tả Phìn là sản phẩm du lịch dịch vụ của Hợp tác xã Tả Phìn Xanh, Sa Pa với sự tham gia của 10 thành viên. Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn với diện tích trên 12 nghìn mét vuông được thiết kế, quy hoạch thành những chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch khép kín. Nơi đây được thiết kế cải tạo lại mà không hề phá vỡ kết cấu cảnh quan tự nhiên sẵn có. Xen lẫn những mầm đá triệu năm mọc lên gai góc khắp khu vườn là những thảm rau xanh mướt mát được gieo trồng và chăm sóc đảm bảo an toàn để phục vụ cho nhu cầu ăn nghỉ tại chỗ của du khách. Điểm xuyết khắp vườn đá, những vườn hồng cổ, thược dược, cẩm tú cầu rực rỡ bung sắc quanh năm.
Những mạch nước ngầm mát lạnh phun trào từ các hốc đá cũng được chủ nhân cải tạo thành khe suối nhỏ, vừa cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho hệ thống vườn rau, hoa và cây cảnh quanh nhà, vừa để nuôi những loại cá đặc sản nước lạnh như cá hồi, cá tầm, cá hoa…
Toàn bộ hệ thống nhà nghỉ homestay của Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn cũng được xây dựng và đầu tư nội thất sạch sẽ, lịch sự… Quầy bar, nơi chế biến thức ăn và khu nhà hàng ăn uống, khu trưng bày các vật dụng sinh hoạt của các tộc người bản địa, hay khu dịch vụ tắm lá thuốc nổi tiếng của người Dao Đỏ cũng được thiết kế quy mô, sắp xếp bài bản, song vẫn giữ đúng bản sắc sinh hoạt của người dân bản địa, giúp du khách không chỉ được ăn ngon, mà còn được thụ hưởng những ngày nghỉ thư giãn thoải mái và đầy thi vị.
Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã gắn kết chặt chẽ các sản phẩm dịch vụ du lịch với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc bản địa. Hàng tuần đều có đội nghệ nhân biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống của các dân tộc người Dao Đỏ, người Mông và có các hoạt động giữ gìn, bảo tồn những bộ sách cổ chữ Nôm Dao.
Khai thác tối đa những lợi thế về điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa của các tộc người vùng cao, chàng trai 8X Trần Chí Thành – ông chủ của Hợp tác xã Tả Phìn xanh Sa Pa đã đầu tư xây dựng Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn trở thành một địa chỉ du lịch nổi tiếng. Mới đây, sản phẩm dịch vụ du lịch này đã được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm điểm 4 sao. Với thang điểm xếp hạng này, lần đầu tiên tỉnh Lào Cai có sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đạt chứng nhận OCOP.
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và chọn lĩnh vực du lịch làm con đường khởi nghiệp, khao khát của Trần Chí Thành là tạo dựng được sản phẩm du lịch độc đáo của riêng mình, làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Lần lượt chuyển đổi qua nhiều môi trường làm việc, rồi chính thức bắt tay vào kinh doanh dịch vụ du lịch tại Sa Pa từ năm 2011 với việc thành lập Công Ty Việt Nam con đường của tôi, nhưng cơ hội chỉ thực sự đến khi năm 2015, vợ chồng anh Trần Chí Thành mua được khu vườn đá Tả Phìn để thực hiện ước mơ của mình. Anh Thành chia sẻ: “Phần lớn du khách quốc tế đến với Sa Pa có nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa. Bên cạnh những vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên thì yếu tố dân tộc cũng rất quan trọng và thu hút khách du lịch. Xã Tả Phìn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa của người dân tộc Dao đỏ và người Mông, vậy nên tôi đã chọn Tả Phìn để phát triển du lịch”.
ảnh
Chọn mảnh đất sơn thủy hữu tình ngay giữa trung tâm xã Tả Phìn, bằng con mắt và kinh nghiệm của một người có nghề trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, Trần Chí Thành đã bàn bạc cùng vợ, dồn vốn liếng để cải tạo lạch nước ngầm và bãi đá tự nhiên xung quanh thành Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đậm chất thơ mộng. Chỉ sau một thời gian ngắn, Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã được nhiều du khách trong nước và quốc tế lựa chọn làm chỗ dừng chân khi thăm thú Sa Pa.
Năm 2018, để huy động vốn và nâng tầm sản phẩm dịch vụ du lịch của mình, vợ chồng anh Thành đã chuyển từ hình thức kinh doanh hộ gia đình sang thành lập Hợp tác xã Tả Phìn Xanh với sự tham gia của 10 thành viên, mở rộng đầu tư nâng cấp toàn bộ chuỗi sản phẩm du lịch Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn. Theo đó, hướng đến mục tiêu đối tượng phục vụ là khách du lịch hạng trung, Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn được thiết kế, quy hoạch thành những chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch khép kín.
Với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, toàn bộ trên 12 nghìn mét vuông diện tích nhà vườn được chủ nhân thiết kế cải tạo lại mà không hề phá vỡ kết cấu cảnh quan tự nhiên sẵn có. Xen lẫn những mầm đá triệu năm mọc lên gai góc khắp khu vườn là những thảm rau xanh mướt mát được gieo trồng và chăm sóc đảm bảo an toàn để phục vụ cho nhu cầu ăn nghỉ tại chỗ của du khách. Điểm xuyết khắp vườn đá, những vườn hồng cổ, thược dược, cẩm tú cầu rực rỡ bung sắc quanh năm.
Những mạch nước ngầm mát lạnh phun trào từ các hốc đá cũng được chủ nhân cải tạo thành khe suối nhỏ, vừa cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho hệ thống vườn rau, hoa và cây cảnh quanh nhà, vừa để nuôi những loại cá đặc sản nước lạnh như cá hồi, cá tầm, cá hoa…
Toàn bộ hệ thống nhà nghỉ homestay của Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn cũng được xây dựng và đầu tư nội thất sạch sẽ, lịch sự… Quầy bar, nơi chế biến thức ăn và khu nhà hàng ăn uống, khu trưng bày các vật dụng sinh hoạt của các tộc người bản địa, hay khu dịch vụ tắm lá thuốc nổi tiếng của người Dao đỏ cũng được thiết kế quy mô, sắp xếp bài bản, song vẫn giữ đúng bản sắc sinh hoạt của người dân bản địa, giúp du khách không chỉ được ăn ngon, mà còn được thụ hưởng những ngày nghỉ thư giãn thoải mái và đầy thi vị.
Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã gắn kết chặt chẽ các sản phẩm dịch vụ du lịch với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc bản địa. Theo đó, với sự tư vấn của ngành Văn hóa huyện Sa Pa và chính quyền xã Tả Phìn, vợ chồng anh Thành đã thành lập đội văn nghệ của xã với 15 diễn viên, tự bỏ tiền thuê các biên đạo và nghệ nhân hướng dẫn, truyền dạy những điệu múa, câu hát, tiếng khèn của các tộc người Dao đỏ, người Mông. Bình quân mỗi tháng, đội văn nghệ có 15 buổi biểu diễn tại Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn… Không chỉ vậy, mỗi tháng Hợp tác xã Tả Phìn Xanh còn trích một khoản kinh phí nhỏ để những nghệ nhân người Dao đỏ gìn giữ, bảo tồn những bộ sách cổ chữ Nôm Dao. Nhân viên của Hợp tác xã cũng được chính vợ chồng anh Thành hướng dẫn những nghiệp vụ căn bản nhất trong các hoạt động phục vụ du lịch, tạo ra sự chuyên nghiệp mà không hề mai một bản sắc đôn hậu, mến khách và thật thà vốn có của người dân vùng cao.
Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mà không phá vỡ kết cấu môi trường tự nhiên, Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn mới đây đã được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm 4 sao – cũng là sản phẩm dịch vụ du lịch thứ 2 trên toàn quốc được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP đến thời điểm này. Đối với anh Trần Chí Thành thì đó là niềm vinh dự tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm để anh tạo thêm các giá trị cho cộng đồng.
Thành công của mô hình này cũng cho thấy, các địa phương có tour du lịch sinh thái, cộng đồng khác của tỉnh như Y Tý (huyện Bát Xát); Tà Chải (huyện Bắc Hà)… hoàn toàn có thể học tập và nhân rộng mô hình sản phẩm du lịch OCOP theo chuỗi để nâng tầm sản phẩm du lịch của làng bản mình… hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững, tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-UBND công nhận Vườn đá Tả Phìn, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai là điểm du lịch
Vườn đá Tả Phìn nghe đã không còn xa lạ đối với khách du lịch địa phương nói riêng và khách du lịch cả nước nói chung. Vườn đá Tả Phìn nằm tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là sản phẩm du lịch dịch vụ của Hợp tác xã Tả Phìn Xanh với sự tham gia của 10 thành viên. Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn với diện tích trên 12 nghìn mét vuông được thiết kế, quy hoạch thành những chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch khép kín.Toàn bộ hệ thống nhà nghỉ homestay của khu sinh thái vườn đá Tả Phìn được xây dựng và đầu tư nội thất sạch sẽ, lịch sự… Quầy bar, nơi chế biến thức ăn và khu nhà hàng ăn uống, khu trưng bày các vật dụng sinh hoạt của các tộc người bản địa, hay khu dịch vụ tắm lá thuốc nổi tiếng của người Dao Đỏ cũng được thiết kế quy mô, sắp xếp bài bản, song vẫn giữ đúng bản sắc sinh hoạt của người dân bản địa, giúp du khách không chỉ được ăn ngon, mà còn được thụ hưởng những ngày nghỉ thư giãn thoải mái và đầy thi vị. Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai có sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đạt chứng nhận OCOP.
Đây chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn , thú vị tại Sa Pa. Nếu muốn trải nghiệm văn hóa người Dao Đỏ, thưởng thức không khí trong lành, hấp dẫn thì vườn đá Tả Phìn là điểm đến lý tưởng.