ca-hoi

Đặc sản SaPa nên thử dù chỉ một lần

Có những món ngon Sapa vừa nghe tên thôi đã thấy bao tử “rạo rực” thèm thuồng; cũng có vài cái tên thoạt nhìn rất đáng sợ nhưng lại cực kỳ “gây nghiện”. Có dịp đi du lịch đến vùng đất của nắng, hoa và sương này, bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản nơi đây nhé.

Thắng cố SaPa
Vi vu chợ tình hay chợ phiên, du khách dễ dàng tìm thấy một món đặc sản Sapa có cái tên khá lạ – thắng cố. Giải thích một cách đơn giản, thắng cố là món canh được làm từ thịt bò, thịt trâu, nội tạng ngựa, xương hầm, rau cải sống cùng nhiều gia vị đặc biệt – tương tự như các loại lẩu lòng bò, lẩu lòng lợn. Đây thực chất là món ngon truyền thống của người H’Mông, du nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và có tuổi đời gần 200 năm. Thắng cố thường được nấu trong chảo lớn, màu sậm, béo ngậy và có vị đắng thanh của nguyên liệu dịch lòng non ngựa – cực kỳ “hợp cạ” với thời tiết lạnh giá ở Sapa. Người dân địa phương thường nói vui rằng đã đi Sapa mà chưa thưởng thức thắng cố thì chưa được về. 

Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp không chỉ là đặc sản Sapa nổi tiếng mà còn được nhiều du khách mua về làm quà tặng bạn bè, người thân. Thịt trâu tươi sau khi tẩm ướp gia vị sẽ được xông bằng khói từ bếp củi cho đến khi lớp thịt bên ngoài khô hẳn và chuyển sang màu nâu đỏ sậm. Đây là đặc sản của đồng bào dân tộc Thái Đen, sở hữu vị mặn mà và hương hăng hắc đặc trưng đến từ hạt dổi, mác khén – các hương liệu đặc trưng của Tây Bắc. Mặc dù khá kén người ăn, thịt trâu gác bếp Sapa lại rất được lòng giới mộ điệu ẩm thực bởi vị ngọt thịt đậm đà, cực kỳ “hao rượu”. Người ta thường hấp hoặc luộc chín thịt rồi ăn kèm nước chẩm chéo. Bạn cũng có thể nhúng thịt trâu gác bếp qua nước rồi đem nướng lại, xé nhỏ và vắt thêm một ít nước chanh tắc chua chua. Hương vị phải nói là đậm đà khó quên.

Thịt lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách được làm từ giống lợn nuôi thả rông của đồng bào dân tộc Mông, vốn có kích thước khiêm tốn chỉ tầm 5kg đến 6kg mỗi con. Khi họp chợ phiên, người ta thường “cắp nách” lợn mang đi bán. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên vừa lạ tai vừa đáng yêu này. Nói về hương vị của món thịt lợn cắp nách Sapa thì chỉ có bốn chữ để hình dung: “nhỏ nhưng có võ”. Do thường xuyên được chạy nhảy vận động, thịt lợn dai mềm, săn chắc với phần thịt – mỡ xen kẽ, ngon nhất là khi được nướng trên than hồng đến khi lớp da chín vàng, giòn rụm. Được quay quần bên đống lửa, thưởng thức thịt lợn cắp nách và uống rượu táo mèo là thú vui đầy sảng khoái của người dân địa phương. 

Cá hồi vân
Cá hồi Sapa còn được gọi là cá hồi vân hoặc cá hồi ráng, thường sống trong vùng nước đọng có nhiệt độ thấp. Thịt cá hồi vân màu đỏ cam bắt mắt, từng thớ từng thịt săn chắc xếp đều tăm tắp, béo mềm nhưng không hề ngậy mùi mỡ. Bạn có thể ăn cá hồi vân theo kiểu sashimi (cá sống chấm mù tạt), trộn gỏi, nấu tiêu, nướng mọi… đều ngon. Một trong những món ngon Sapa được lòng du khách nhất phải nhắc đến là lẩu cá hồi. Thịt cá hồi tươi roi rói hoà quyện cùng nước dùng chua ngọt, nhúng lẩu cùng với đủ loại rau tươi Tây Bắc. Hương vị phải nói là “ăn một miếng mà vương vấn cả đời”. Đặc biệt ở đây chúng ta có thể đến trang trại trực tiếp bắt và chọn cá tươi và ăn ngay tại đó, đúng là không còn gì tuyệt vời hơn.

Cá tầm
Cá tầm cũng là một đặc sản nổi tiếng của SaPa, cá tầm ỏ đây cũng được nuôi ở các trang trại, và được đưa trực tiếp đến các nhà hàng, đảm bảo độ tươi sống; hoặc bạn cũng có thể đến ngay các trang trại để chọn cá và ăn luôn tại đó. Cũng như cá hồi, cá tầm cũng được chế biến thành rất nhiều món nhưng phổ biến nhất vẫn là lẩu cá tầm nhúng cùng các loại rau kết hợp với nước lẩu chua chua ăn thật là đưa miệng. Thịt cá tầm ngọt, dai dai ngon ngon, thưởng thức vào tiết trời se lạnh của Sapa quả thực làm món ngon khó có thể chối từ.

Cá suối nướng
Cá suối Sapa thường sống thành đàn, có kích thước nhỏ chỉ cỡ bàn tay hoặc cán dao. Bù lại, thịt cá tự nhiên ngon ngọt, săn chắc và không bị tanh. “Oanh tạc” bản đồ ẩm thực Sapa, sảng khoái nhất là được bắt và nướng cá ngay bên bờ suối. Hít hà không khí trong lành mát mẻ, lắng nghe tiếng nước chảy, ăn một miếng cá nướng đậm đà rồi làm ấm người bằng chút rượu San Lùng Tây Bắc. Quả thực là trải nghiệm tự do tự tại hiếm có trên đời. Nếu không có thời gian đi bắt cá, bạn có thể ăn cá suối tại các nhà hàng ở Sapa. Bên cạnh cá suối nướng thì cá suối chiên giòn cũng rất được lòng giới thực thần.

Sôi bảy màu

Xôi bảy màu là món ngon Sapa truyền thống thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết hay mùng 1 tháng 7 âm lịch hằng năm. Bảy màu xôi: đỏ tươi, đỏ sẫm, nâu, tím, vàng, xanh cửu long và xanh lá đại diện cho bảy tháng liền kháng chiến trường kỳ của dân tộc Nùng Dín, nhằm tôn vinh chiến tích vẻ vang và tri ân những người anh hùng đã ngã xuống trong cuộc chiến chống quan xâm lược. Gạo nấu xôi bảy màu phải là loại gạo nếp ngon, có hạt tròn, dài và mẩy. Tuy trông sặc sỡ nhưng màu sắc của xôi hoàn toàn được lấy từ nguyên liệu thiên nhiên như cây hoa vàng, lá xôi đũa, tro bếp, lá xôi hoa…. Nhờ vậy, mỗi màu xôi sẽ có hương thơm và vị ngon ngọt tự nhiên rất đặc trưng, dù bình dị nhưng chẳng bị mờ nhạt trong nền ẩm thực Sapa muôn màu muôn vẻ

Và còn rất nhiều món ngon khác như: thịt gà đen, cơm lam, mèn mén, măng đắng,… Tất cả đã tạo nên một nền ẩm thực đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của con người nơi đây. Hãy đến và trái nghiệm bạn nhé, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi về những hương vị nơi đây.

IMG_0104-1024x1024

Khám phá bên trong những homestay của Stone Garden trông sẽ như thế nào.

Homestay là thuật ngữ chẳng còn mấy xa lạ đối với tín đồ xê dịch – được xem như cách tiếp cận gần nhất đến văn hoá địa phương. Khác với định kiến lỗi thời rằng ở homestay là phải chịu đựng chất lượng dịch vụ kém cỏi, rất nhiều homestay hiện đại được vận hành hết sức bài bản nhằm chiều lòng các “thượng đế” thích vi vu. Và một trong số đó không thể không nhắc đến các homestay của khu du lịch Vườn đá Tả Phìn (Stone Garden) SaPa. Nằm cách trung tâm thị trấn khoảng chục km, đây là một nơi yên tĩnh, không khí trong lành rất thích hợp cho các tín đồ đi nghỉ dưỡng.

Cắc căn homestay được thiết kế độc lập vô cùng yên tĩnh và thoải mái, tất cả đều nằm ở những vị trí vô cùng đẹp với view toàn cảnh núi rừng và khuôn viên của khi nghỉ dưỡng. Tất cả các căn homestay đều được thiết kế theo không gian mở, giúp tận dụng tối đa ánh sáng, ngắm trọn cảnh thiên nhiên đất trời.

Trong phòng là không gian cực kì rộng rãi, sáng sủa với ban công rộng, cửa sổ lớn, đón trọn ánh sáng thiên nhiên, tầm nhìn vươn xa ra tận những ngọn núi lớn.

Căn phòng cũng được thiết kế hết sức tối giản để tạo nên một không gian rộng rãi, thoải mái nhưng cũng vô cùng đầy đủ tiện nghi. Cũng như bao homestay và khách sạn khác giường được thiết kế tone trắng chủ đạo, sử dụng nệm lò xo giúp bạn trở nên thoải mái hơn mỗi khi nằm và giúp ngủ ngon giấc hơn, tránh đau lưng. Nhưng một điểm vô cùng độc đáo ở đây đó là điểm xuyến trên giường và đầu giường là những mảng họa tiết thổ cẩm – một nét độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây, giúp cho căn phòng trở nên gần gũi, sống động hơn. Toàn bộ trần và gạch đều được làm bằng gỗ giúp chống chịu ẩm thấp, mang lại giá trị thẩm mĩ cao, chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.

Phòng tắm cũng được thiết kế vô cùng độc đáo theo không gian mở với bồn tắm được bố trí ngay gần cửa sổ giúp bạn vừa thư giãn vừa ngắm nhìn được cảnh sắc thiên nhiên đất trời nơi đây.

Mọi thứ cũng đều được thiết kế bằng gỗ, đá để mang lại cho bạn một cảm giác tuyệt vời nhất với tính thẩm mĩ cao và chứa đựng cả những nét đẹp văn hóa tinh thần của con người nơi đây.

Với mỗi căn homestay tại đây đã được trang bị đầy đủ tiền ích, giúp bạn có một chuyến nghỉ dưỡng thoải mái nhất, cảm giác như đang ở trong chính ngôi nhà của bạn. Hãy ghé khu du lịch nghỉ dưỡng Vườn đá tả Phìn – Stone Garden SaPa, chắc chắn bạn sẽ hài lòng và nhớ mãi về con người cũng như cuộc sống nơi đây.

1658557856_331_Kinh-nghiem-san-mua-lua-chin-Sapa-thanh-cong

Kinh nghiệm săn mùa lúa chín Sapa thành công

Sapa luôn là điểm du lịch hấp dẫn trong bất cứ thời điểm nào trong năm: mùa đông tuyết rơi phủ trắng núi đồi, mùa xuân hoa đào, hoa mận nở trong nắng ấm, mùa hạ những chùm quả chín mọng, mùa thu ngập trong sắc vàng óng của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín, của nắng mật.

THỜI ĐIỂM MÙA VÀNG SA PA

Người ta bảo Sapa giờ ít trồng lúa, nhưng nào có phải. Cuối tháng 9 và đầu tháng 10 hàng năm đến mùa lúa chín ở Sapa ta vẫn bắt gặp những ruộng lúa bậc thang đang trổ bông vàng óng đợi người dân đến gặt về. Lúa Sapa lan trong những bản làng xinh xắn núp dưới chân đồi, mênh mang màu vàng tươi tắn trên nương ruộng Mường Hoa. Người mới tới cửa ngõ Sapa thôi khắp nơi đã tan tan mùi lúa thơm dịu. Ta biết, đã đã yêu mê mệt mảnh đất này.

Đến với Sapa Khoảng tháng 9, tháng 10, khi mà Sapa chuyển mình bước vào “mùa lúa chín vàng”, là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm tại nơi đây. Với những cánh ruộng bậc thang rực rỡ, hùng vỹ như những nấc thang dẫn lên trời luôn là địa điểm thu hút khách du lịch khi tới sapa, vào buổi tối đi dạo bên bạn bè mặc chiếc áo khoác nhẹ thật ấm áp. Ban ngày ngắm thung lũng mường hoa, ngắm ruộng bậc thang trải dài vàng óng từng lớp từng lớp và đi Trekking xuống bản Tả PhìnTả Van thì không còn gì tuyệt vời hơn ?
Đến hẹn lại lên vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, những thửa ruộng bậc thang tại Sa Pa lại khoác lên mình sắc vàng rực rỡ.

Bản Tả Phìn

Bản này nằm cách trung tâm của thị trấn Sapa 12km, đây là nơi có nhiều ruộng bậc thang thứ 2 của Sapa nên check-in mùa lúa bạn tha hồ chìm đắm trong sắc vàng rực và vẻ đẹp hoang sơ, bình yên khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Ruộng bậc thang ở Tả Phìn không cao nhưng những ngọn đồi, căn nhà nhỏ với sắc vàng óng ả tạo nên bức tranh êm đềm, thơ mộng của nơi này chắc chắn sẽ khiến bạn mãn nhãn.

Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cánh ruộng bậc thang hùng vĩ, đi du lịch Sapa mùa vàng du khách còn được hít thở bầu không khí trong lành se lạnh của mùa thu, một thị trấn Sapa đẹp lãng mạn như tranh vẽ với các loài hoa dại nở dọc sườn đồi, nắng vàng ngọt như mật ong. Du khách du lịch Sapa sẽ còn được trải nghiệm và được đắm mình trong thiên nhiên thơ mộng và hoà trong không khí ngày mùa rộn ràng gặt hái của người dân. Thấp thoáng trên những thửa ruộng trập trùng là hình ảnh giản dị, mộc mạc của người dân lao động vùng Tây Bắc đang miệt mài gặt lúa.

Đừng bỏ qua nét đẹp tuyệt mỹ của mùa lúa chín Sapa, nếu không bạn sẽ phải tiếc nuối khi không đặt chân đến nơi này vào mùa thu vàng.

Nguồn: hanoi.havatravel.vn/tin-tuc/khi-nao-co-mua-lua-chin-o-sa-pa-146.html

2610_truc5

Rừng trúc Tả Phìn- Bạn đã ghé thăm chưa.

Xã Tả Phìn (thị xã Sapa, Lào Cai) là vùng đất còn giữ được sự mộc mạc, giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Dao đỏ cùng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ. Đây cũng là lý do Tả Phìn được nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm, khám phá khi đến Sapa. Đặc biệt thời gian gần đây, Tả Phìn có điểm “check-in” mới thu hút rất nhiều khách, đó là rừng trúc.

Từ trung tâm xã men theo con đường rừng lên hang động Tả Phìn chừng hơn 1 km, du khách sẽ thấy đồi trúc xanh ngút ngàn với hàng nghìn cây trúc thẳng tắp vươn lên hòa cùng mây. Sở hữu không gian trong lành, cảnh sắc tươi đẹp, rừng trúc mang đến nhiều góc “check-in” cho những người yêu thích du lịch. Sau khi cùng bạn bè tới rừng trúc tham quan và “check-in”, một bạn trẻ tâm sự: “Cảnh sắc nơi đây giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc hay Nhật Bản, tôi sẽ giới thiệu để bạn bè biết đến điểm du lịch thú vị này.”

Được biết rừng trúc đã có từ lâu đời, do người dân trong vùng trồng lấy măng và dùng làm nguyên liệu đan các vật dụng trong nhà. Từu khi rừng trúc có khách du lịch ghé thăm, người dân trong thôn nhắc nhở nhau hạn chế chặt phá, giữ gìn cảnh quan để khu rừng luôn tươi xanh, phát triển. Mùa này, trúc trong rừng đang xanh tốt, thân cây cao ngút tầm mắt, lắc lư theo gió, tiếng lá xào xạc, tiếng chim rừng líu lo như lời thì thầm của tự nhiên, kể lại những câu chuyện cổ tích giúp tâm hồn du khách trở lên thư thái. Kể về chuyến đi của mình, chị Phạm Thu Trang (Sapa) cho biết: “Tôi biết đến rừng trúc qua mạng xã hội facebook và nghĩ rằng những bức hình đăng tải đã được chỉnh sửa, nhưng không ngờ thực tế còn đẹp hơn. Dù đường đến đây khó nhưng chắc chắn vẻ đẹp và không khí trong rừng trúc sẽ khiến du khách quên hết mệt mỏi. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi có cả một album ảnh đặc sắc.

Vì là địa điểm khá mới, phải đi bộ leo núi nên du khách cần tìm cho mình một người dân bản địa dẫn đường. Với kinh nghiệm đi rừng và sự am hiểu về văn hóa địa phương, du khách sẽ có một chuyến đi thuận lợi hơn, đồng thời có thêm kiến thức về mảnh đất, con người nơi đây.

d71839d7b06a0069559666417a9d8e9d

Xã Tả Phìn kết hợp phát triển kinh tế với du lịch

Tả Phìn xã vùng cao thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang đổi thay từng ngày nhờ biết kết hợp đầu tư phát triển kinh tế với phát triển du lịch cộng đồng.

ến với xã Tả Phìn thị xã Sa Pa chúng ta cảm nhận được cuộc sống của đồng bào ở đây đã khác xưa rất nhiều. Con đường đến xã Tả Phìn khang trang sạch sẽ, không còn những ngôi nhà tạm, thay vào đó hai bên đường những ngôi nhà mới cất. Có thể thấy cuộc sống ấm no bao trùm Tả Phìn.

Tả Phìn kết hợp phát triển kinh tế với du lịch

Hiện xã Tả Phìn có 728 hộ dân với 3.700 nhân khẩu sinh sống ở 6 thôn bản. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 52,7%, dân tộc Dao hơn 35%… trong khi đó dân tộc Kinh chỉ chiếm 1,4%. Là xã có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống nhưng thời gian qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cơ sở cũng như sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, năm 2018 xã Tả Phìn đã hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới.

Cuộc sống của đồng bào xã Tả Phìn đang đổi thay từng ngày

Bí thư Đảng ủy xã Tả Phìn – Đỗ Minh Trí đánh giá: Đối với 1 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ đảm bảo các yêu cầu về việc hoàn thành các tiêu chí về kinh tế, xã hội quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và củng cố chính trị tại cơ sở. Đây là một trong những đánh giá kết quả một cách khái quát nhất về kinh tế, xã hội của một địa phương. Có thể thấy, cuộc sống của đồng bào xã Tả Phìn đang đổi thay từng ngày. Việc biết kết hợp đầu tư phát triển kinh tế với phát triển du lịch cộng đồng đã tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào tại xã Tả Phìn hiện nay đạt trên 41 triệu đồng/người/năm.

Hoa lan cây trồng chủ lực tại Tả Phìn

Ông Đỗ Minh Trí cho biết: Hoạt động kinh tế chủ yếu của bà con nhân dân xã Tả Phìn là hoạt động trong lĩnh vự nông lâm và du lịch cộng đồng, đây là hai lĩnh vực cơ bản. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở đây có 2 hoạt động cơ bản. Thứ nhất sản xuất các sản phẩm nông lâm chủ lực có tính chất hàng hóa trọng điểm đó là sản phẩm hoa địa lan. Hiện nay trên địa bàn xã Tả Phìn có gần 600 hộ dân trồng hoa địa lan. Chỉ riêng sản phẩm hoa địa lan cho doanh thu những thời điểm cao điểm nhất trước Covid gần 60 tỷ đồng.

Ngoài hoa địa lan trên địa bàn Tả Phìn đồng bào còn trồng hoa thân, hoa chậu, hoa cắt cành, tiêu biểu như hoa đào hoa mai, hoa ly, hoa cúc, đặc biệt là hoa nhất chi mai. Toàn bộ các sản phẩm hoa lan, hoa đào thất thốn, nhất chi mai cung cấp ra thị trưởng vào dịp Tết Nguyên đán, còn hoa cắt cành phục vụ thường xuyên theo mùa. Bên cạnh các sản phẩm hoa, Tả Phìn còn trồng các loại rau chuyên canh trái vụ như: Rau cải, xu hào, cà chua, ớt xào… Tổng diện tích Tả Phìn gieo trồng khoảng 120 ha trong đó 70% ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho thị trường Sa Pa.

Sản xuất thảo dược tắm gắn với tri thức đồng bào dân tộc Dao đỏ

Với lĩnh vực lâm nghiệp, ông Trí phân tích, bên cạnh mục tiêu phát triển bảo vệ rừng bền vững, trong cộng đồng dân tộc thiểu số đồng bào có nhiều tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe và đó chính là lý do đã hình thành trên xã Tả Phìn một nghề sản xuất thảo dược tắm gắn với tri thức đồng bào dân tộc Dao đỏ.

Dịch vụ tắm trị liệu chăm sóc sức khỏe tại chỗ

Trong các sản phẩm hoạt động kinh tế liên quan đến sản xuất kinh doanh thảo dược tắm có hai mảng cơ bản, 1 là sản xuất hàng hóa đóng chai đóng gói sản phẩm chế biến sâu để phục vụ cung cấp cho thị trường trong ngoài tỉnh. Hoạt động thứ 2 là hoạt động dịch vụ tắm trị liệu chăm sóc sức khỏe tại chỗ. Toàn bộ nguyên liệu đầu vào là thảo dược được trồng, bảo vệ và khai thác có lộ trình theo quy hoạch dưới tán rừng.

Bên cạnh hoạt động phát triển kinh tế là sự kết hợp và đi liền với nó là phát triển du lịch cộng đồng như: Kinh doanh Homestay, hoạt động trải nghiệm, du lịch giáo dục, nghỉ dưỡng trên địa bàn xã Tả Phìn…Theo ông Trí, Tả Phìn được biết đến là điểm đến thân thiện, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng. Việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, bảo tồn bản sắc văn hóa là định hướng dài lâu mà chính quyền và người dân nơi đây nỗ lực thực hiện. Đến với Tả Phìn du khách được tham quan trải nghiệm khám phá bản sắc các dân tộc ở Tả Phìn, với những điểm nhấn như tham quan tu viện cổ Tả Phìn; khám phá bản làng; trải nghiệm hái lá thuốc, làm thổ cẩm…

Từ khoảng chục năm trở lại đây, Tả Phìn bỗng nổi tiếng thu hút du khách bởi một loại hình dịch vụ độc đáo, đã trở thành đặc sản nơi đây, đó là tắm thuốc người Dao đỏ. Các vị thuốc trong thùng nước tắm của người Dao đỏ tác dụng tốt cho sức khỏe con người nên du khách từ khắp nơi tìm lên Tả Phìn hỏi mua lá thuốc, khách du lịch đến bản đều có nhu cầu được tắm lá thuốc, nên dịch vụ này phát triển.

Đặc biệt, đồng bào Tả Phìn đã biết phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống của mình để giới thiệu, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, với đủ kiểu dáng và sắc màu rực rỡ. Từ những chiếc ba lô, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, áo choàng thổ cẩm… đều do chính đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ nơi đây thêu dệt.

Với sự kết hợp phát triển kinh tế gắn với du lịch, tin chắc rằng trong tương lai không xa xã Tả Phìn sẽ trở thành một trong năm vệ tinh của khu du lịch quốc gia Sa Pa.

Nguồn: congthuong.vn/xa-ta-phin-ket-hop-phat-trien-kinh-te-voi-du-lich-217661.html

IMG_0002-1024x1024

Thăm quan khuôn viên nuôi cá 46kg ngay tại vườn đá Tả Phìn- Sapa

Một trong những điểm nhấn không thể thiếu khi đến với Stone Garden SaPa chính là hệ kênh nuôi thả cá chạy quanh khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Đặc biệt với những loài cá đặc trưng của địa phương như cá tầm, cá lăng..những loại cá lớn như cá chép nhiều màu… mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách đến thăm.

Có thời điểm cá tầm nặng tới hơn 40kg

Du khách thưởng trà hoàn toàn có thể ngắm cá ngay tại chỗ ngồi, đây cũng là một trong những góc rất chill của nhà hàng mà nhiều du khách phương xa yêu thích. Phục vụ đồ uống tận nơi, wifi miễn phí.

Tận dụng ánh sáng phản quang từ mặt nước, dưới vẻ đẹp tự nhiên tạo nên một góc rất riêng và là điểm nhấn quan trọng cho Stone Garden Sapa.

Với thiết kế đón ánh sáng tối đa tự nhiên, Kiến trúc với độ cao vừa phải, vẫn đảm bảo yếu tố bản sắc dân tộc hòa cùng tự nhiên của cây và lá tạo nên một Stone Garden rất riêng, rất chất.

Được bao quanh bởi đá đúng như cái tên Stone Garden, vườn đá Tả Phìn có lợi thế từ thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan, cỏ cây chen lá, đá chen hoa đầy thơ mộng, quý khách phương xa đến check in và chụp ảnh ở bất kỳ không gian nào đều nên thơ và rất tự nhiên.

image-11

Tả Phìn hoang sơ mà đậm đà bản sắc dân tộc

Ở Sapa có nhiều bản của người dân tộc như: bản Cát Cátbản Tả Van, bản Lao Chải, bản Ý Linh Hồ… nhưng không một bản nào có vẻ đẹp mộc mạc, ma mị như Tả Phìn. Bởi nơi này vẫn còn giữ được nét nguyên sơ vì nằm cách khá xa thị trấn Sa Pa. Mặc dù thế, vẫn có nhiều du khách không ngại đường xa lui tới để khám phá đời sống con người nơi đây, chinh phục và ngắm nhìn những vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của núi rừng.

Bản Tả Phìn nằm cách trung tâm Sapa hơn chục km về phía Đông Bắc. Trên đường từ thị trấn đến làng, khách du lịch sẽ được ngắm nhìn những cảnh đẹp độc nhất, mộc mạc, đẹp và rất giản dị, thông quê. Dọc theo con đường có nhiều sườn núi thoai thoải là những thửa ruộng bậc thang xanh mướt – một trong những điểm nhấn đẹp đẽ của Tây Bắc. Hơn nữa, hai bên đường ngập tràn sắc hoa khoe sắc. Tùy theo mùa sẽ có những loại hoa khác nhau, và một trong số đó chính là hoa kiều mạch (nở vào tháng 3) và hoa cải Sapa (nở vào đầu mùa đông). Đây đã trở thành những loài hoa rất đặc trưng, để lại ấn tượng đậm sâu cho du khách mỗi khi đến với vùng đất này.

Đây là bản sinh sống của người Dao Đỏ, đến đây bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Trước hết đó là ghé thăm làng nghề thổ cẩm. Tả Phìn đang được công nhận là làng dệt thổ cẩm nổi tiếng. Những tấm thổ cẩm thủ công của làng có nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng. Một số sản phẩm chính có thể kể đến là ba lô, túi du lịch, khăn quàng cổ, túi xách, ví và áo khoác. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo của phụ nữ H’Mông và Dao Đỏ làm ra. Với họa tiết sắc sỡ, từng đường kim mũi chỉ đều tăm tắp được thể hiện sự khéo léo của người dệt, thể hiện tinh hoa, nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Hoặc bạn có thể đến tham quan nghề khảm bạc của người dân tộc nơi đây. Người Dao ở bản Tả Phìn được nhiều người biết đến với các sản phẩm khảm bạc, đây là một nghề truyền thống được lưu truyền từ rất lâu lời và đã trở thành một nên văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Mọi chi tiết đều được khảm thủ công trực tiếp lên các đồ trang sức bằng bạc thể hiện sự khéo léo, tài hoa điêu luyện của những nghệ nhân vùng núi rừng Tây Bắc. Trong đời sống của người Dao đỏ, địa vị xã hội của người con gái được thể hiện qua trang sức bạc mà họ mang trên người.

Tả Phìn còn nổi tiếng với tắm lá thuốc người Dao Đỏ, có thể nói đây là nơi cội nguồn của những bài thuốc quý, nên thuốc tắm ở đây chắc chắn là “chuẩn vị” nhất. Tắm lá thuốc là một nét độc đáo trong sinh hoạt hàng ngày của người Dao Đỏ. Dạo quanh Tả Phìn, bạn có thể thấy rất nhiều loại rau thơm được phơi dưới nắng. Từ xa xưa, người Dao Đỏ thường hái lá của các loại cây thuốc khác nhau trong rừng, cho vào đun với nước sôi rồi tắm bằng nước này. Công dụng khi tắm lá thuốc này đã được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dược chứng minh rất cụ thể. Lá tắm giúp tăng cường sinh lực cho đàn ông, giúp các chị em có làn da căng bóng, mịn màng, giúp người già cải thiện giấc ngủ, giúp các em nhỏ tăng sức đề kháng và làn da hồng hào hơn.

Đặc biệt, bài thuốc còn được dùng để chữa bệnh như chữa đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, cho người vừa ốm dậy. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục.Đây chắc chắn sẽ là những trái nghiệm tuyệt vời khi bạn đến với Tả Phìn.

image-8

2. Đến Tả Phìn trải nghiệm tắm lá thuốc của người Dao Đỏ

Tả Phìn là một bản làng sinh sống của rất đông người Dao Đỏ, nằm cách khá xa thị trấn SaPa về phía Đông. Và đặc biệt ở đây rất nổi tiếng với dịch vụ tắm lá thuốc. Vì sống giữa thung lũng và dưới chân những ngọn núi lớn mà có vẻ như kiến thức và kinh nghiệm về cây cỏ, thực vật của người Dao Đỏ cũng phong phú hơn hẳn những nhóm người Dao khác. Bài thuốc tắm của người Dao Đỏ có đến hàng trăm loại cây thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. Trong đó, có 10 cây thuốc chính và quan trọng nhất làm nên thương hiệu của bài thuốc quý này đều nằm ở Xã Tả Phìn Sapa. Những người Dao Đỏ nơi đây tự tay đi “săn” những bài thuốc quý để chọn được những cây thuốc tốt nhất, phát huy tối ưu công dụng bới không phải ai cũng có thể nhận mặt cây thuốc.

Ngày nay, thuốc lá tắm Dao Đỏ không chỉ là văn hóa, bản sắc riêng của mỗi gia đình, dòng họ trong cộng đồng dân tộc người Dao. Mà nó còn được lan truyền rộng rãi khắp cả nước và được rất nhiều người tin dùng. Với công dụng chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh, cho người vừa ốm dậy. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục. Được trải nghiệm tắm lá thuốc Dao Đỏ cũng chính là lý do nhiều người lặn lội đến du lịch Sapa nhất định phải xuống Xã  Tả Phìn – nơi cội nguồn của bài thuốc quý.

Và một trong những địa điểm mà bạn có thể lựa chọn khi đến với xã Tả Phìn để trải nghiệm tắm lá thuốc người Dao Đỏ đó là Vườn đá Tả Phìn (Stone Garden). Tại đây bạn sẽ được tắm những nồi lá thuốc chất lượng nhất do chính tay người Dao Đỏ hái trên vùng núi cao, đun tắm trực tiếp.  Khi tắm bạn sẽ được ngâm mình trong dòng nước ấm, các lỗ chân lông sẽ từ từ nở ra, thứ nước thần sẽ ngấm vào da thịt chữa lành những tổn thương cơ thể, giúp cho cơ thể trở nên sảng khoái, khỏe khắn hơn rất nhiều. Đây là một trải nghiệm rất đáng để thử.

image

Tả Phìn – một khoảng trời bình yên

Mỗi khi bạn cần tìm “một khoảng trời bình yên, một lối riêng không chật” để giải tỏa tâm hồn, để bản thân trở nên thoải mái sau những ngày dài mệt mỏi hãy đến với SaPa, đến với Tả Phìn. Đặc biệt trong số đó chính là Vườn đá Tả Phìn – nơi bình yên trong từng khoảng trời. Chào đón bạn sẽ là con đường đá nhẵn nhụi, với đủ thứ hoa dọc lối đi đang đua nhau khoe sắc, hương thơm thoang thoảng sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi đặt chân đến nơi đây.

Dừng chân tại đây ta như được sống chậm lại, thảnh thơi mà tận hưởng, ngắm nhìn cuộc sống. Đôi lúc bạn sẽ bắt gặp những khung cảnh thật giản dị, mộc mạc như chốn làng quê buổi sớm hay lúc chiều tà khiến cho bản thân như được thư giãn sau bao ngày dài mệt mỏi với bộn bề lo toan. Cảm giác thật gần gũi và thân thuộc. Người ta nói quả có sai “Sapa cứ vài phút lại đổi cảnh một lần” và nơi đây cũng vậy, bạn sẽ thoải mái mà chiêm ngưỡng, mà bắt trọn từng khoảnh khắc của thiên nhiên.

Bạn sẽ như được hòa mình vào cuộc sống nơi đây, tận hưởng những gì trong lành và thanh mát nhất mà thiên nhiên ban tặng. Đắm mình vào từng tia nắng ấm áp hay tận hưởng vẻ ngọt ngào của cái lạnh đầu đông. Tất cả sẽ làm cho bạn nhớ mãi và hài lòng khi đặt chân đến nơi đây.

ban-ta-phin-ban-lang-hoang-so-moc-mac-giua-nui-rung-tay-bac-4-1620746166-1024x1024

Bản Tả Phìn – Bản làng hoang sơ, mộc mạc giữa núi rừng Tây Bắc

Bản Tả Phìn nổi tiếng nhờ vẻ đẹp hoang sơ và đầy mộc mạc. Khi đến đây, bạn sẽ choáng ngợp với vẻ đẹp từ những thửa ruộng bậc thang đầy hùng vĩ và những ngôi nhà sàn đơn sơ nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. Hôm nay, cùn Stone Garden SaPa ghé đến bản làng Tả Phìn đầy cổ kính, mang vẻ đẹp hoang dại đầy bí ẩn và chưa được nhiều người khám phá này nhé.

Bản Tả Phìn nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 13km chạy về hướng Đông Bắc. Tương tự như nhiều tuyến đường khác tại Lào Cai, đường đến bản Tả Phìn khá khúc khuỷu và khó đi nếu bạn không quen. Đó cũng chính là một trong những lý do tuy bản Tả Phìn sở hữu vẻ đẹp đầy ấn tượng của miền núi rừng hoang vu nhưng được rất ít du khách biết đến.

Bản có vị trí khá cao so với mực nước biển nên khi đến đây, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi se lạnh đấy, một cái lạnh tê tái từ những cơn gió đặc trưng của vùng cao. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đồ và áo khoác mang theo để giữ ấm nhé.

Bản làng Tả Phìn là nơi sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Dao và dân tộc H’Mông, tuy nhiên, tỉ lệ người Dao vẫn chiếm đa số hơn. Vì vậy, nên khi đến bản Tả Phìn bạn sẽ cảm nhận được một không gian sống đậm chất dân tộc với những ngôi nhà sàn đơn sơ, những bộ trang phục được may thủ công đầy màu sắc rực rỡ và vô vàng món ăn dân giã, đậm hương vị rừng núi.

Một góc Tả Phìn
Ruộng bạc thang mùa lúa chín

Để đến bản Tả Phìn, bạn cần phải vượt qua một cung đường khá gian nan, hiểm trở và đầy nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn phương tiện phù hợp với khả năng để có một chuyến đi an toàn và trải nghiệm được nhiều thứ nhé.

Bạn có thể thuê xe máy để di chuyển từ thị trấn Sapa đến bản Tả Phìn, với cung đường dài khoảng 13km. Bạn có thể mất khoảng 30 phút đến 45 phút cho cùng đường này nhé.

Tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo được sự gan dạ và tay lái vững vàng để vượt qua những khúc cua thần thành trên đường đi nhé. Nhưng bù lại, nếu bạn vượt qua được những sợ hãi của bản thân thì bạn có thể trải nghiệm ngắm 2 bên đường đi một cách chân thực và sống động nhất.

Ngoài đi bằng xe máy, bạn cũng có thể lựa chọn đi theo tour hoặc đi bằng xe ô tô, xuất phát từ Sapa để đảm bảo an toàn nhé.

Một góc Stone Garden SaPa ngay Tả Phìn

Tu viện cổ này được xây dựng vào năm 1942, do 12 nữ tu sĩ thuộc dòng tu khổ hàn của đạo Kito, tuy nhiên, khi tu viện vẫn còn đang xây dang dở thì tình hình chính trị nơi đây xảy ra bất ổn nên 12 nữ tu này trở về Hà Nội và bỏ lại tu viện còn đang dang dở.

Đến ngày nay, tu viện trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ghé đến và khám phá vẻ đẹp bán cổ điển đầy độc đáo. Tuy tu viện đã không còn được mới và nguyên vẹn như ngày xưa nhưng những bức tường xám bám đầy rêu phong lại tạo sức hút không tưởng với khách du lịch tìm đến và check in tòa kiến trúc cổ này.

Tu viện luôn là địa điểm check in yêu thích nhờ màu sắc cổ kính, mang đậm màu sắc kiến trúc bán cổ đại

Hang động nằm hơi xa trung tâm của bản Tả Phìn, khoảng 3km đi bộ, tuy khi di chuyển sẽ hơi xa nhưng quan cảnh hai bên lại cực kì đẹp nên bạn không cần ngại vấn đề này nhé.

Hang động Tả Phìn nằm dưới một chân núi, được người dân nơi đây truyền tai nhau là nơi ở của những tổ tiên đầu tiên của dân tộc Dao nên đối với họ đây là một nơi vô cùng linh thiêng, mang âm hưởng thần thánh và cực tôn thờ.

Trong hang động, khắp nơi là nhũ đá được hình thành từ quá trình nhiễu nước qua hàng ngàn năm được cô đọng và tạo thành với nhiều hình thù và kích thước khác nhau. 

Để trải nghiệm tham quan hang động Tả Phìn được an toàn và thú vị thì bạn có thể thuê một người dân tộc Dao gần đó để họ rọi đèn, dẫn đường đi và kể chuyện cho bạn nghe nhiều câu chuyện thú vị về bản Tả Phìn.

Tòa nhà mang màu sắc đầy nổi bật giữa chốn núi rừng, thiết kế được lấy cảm hứng từ chiếc khăn của dân tộc Dao mang đậm màu sắc dân tộc. Đây là nơi để người dân trong bản đến giao lưu với nhau hoặc dùng để đón tiếp những du khách từ xa đến dừng chân.

Nguồn: mia.vn/cam-nang-du-lich/ban-ta-phin-ban-lang-hoang-so-moc-mac-giua-nui-rung-tay-bac-411